Một đà lạt ở cửa lò

Bãi Lữ thuộc địa phận hai xã Nghi Yên và Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cách Hà Nội 270km, cách Thành phố Vinh 20km. Thời vua Thiệu Trị, năm thứ 2 (1842), khi đi thuyền trên Kênh Sắt, vua nghe kể về truyền thuyết nơi đây rồi có cảm hứng sáng tác một bài thơ và cho tạc vào bia đá.

 Sức sống của truyền thuyết

Bia đá này hiện còn ở trong lòng cây gai phủ kín, trên triền núi Sở, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, chỉ cách Quốc lộ 1A chừng 10m. Bắt nguồn từ tên của ngọn núi Lữ Sơn sừng sững hàng ngàn năm trên bãi biển, Bãi Lữ ngày nay là một bãi biển tuyệt đẹp của xứ Nghệ. Biển sạch, nước trong xanh đến tận đáy. Tương truyền rằng, có một chàng lữ khách si tình đã phải lòng nàng tiên cá bởi sắc đẹp và giọng hát mê hồn của nàng. Chàng lần theo tiếng hát của nàng ra biển cả và dừng chân bên chùa, dâng nén hương cầu phật để được tiếp thêm sức mạnh cho tình yêu, rồi đứng chôn chân thẫn thờ ngoài biển, hoá thân thành hòn “Lữ Sơn”. Bãi biển nơi có hòn núi đó gọi là Bãi Lữ… Truyền thuyết dân gian cũng kể lại rằng, đây là nơi từng diễn ra bi kịch của cha con Vua An Dương Vương, khi nhà vua buộc phải tuốt kiếm chém Mỵ Châu trước khi trầm mình xuống biển.

Đứng trên ngọn núi Lữ, ta có thể ngắm trọn vẹn cảnh quan một vùng rộng lớn. Phía biển khơi (Đông – Nam) thấy rõ Song Ngư, Đảo Mắt, Lan Châu và gần hơn nữa vào đất liền là Hùng Lĩnh, Lan Châu, Núi Rồng, Núi Lò, Núi Cờ, Núi Kiếm, Chuồng Gà, Núi Mão, Tượng Sơn (Núi Voi), Quyết Sơn. Phía Bắc, dọc theo biển là núi Đầu Rồng (Long Thủ), Hòn Thè, Hòn Câu, Dạ Sơn, Cấm Sơn. Phía Tây là Đại Vạc, Thần Vũ, Lèn Hai Vai, Đại Hải, Đại Bàn, Đại Tứ, Đại Huệ, Thiên Nhẫn, Lam Thành Sơn… Sông Cấm nước xanh trong một dải xuôi về biển Cửa Lò bên hữu Bãi Lữ đã tôn đẹp thêm bức tranh Cổng Trời – Bãi Lữ. Những ngọn núi nằm bên biển, như ôm ấp, chở che. Không gian yên bình, xanh mát, những con đường nhựa uốn lượn quanh co lưng chừng núi, bên biển rì rào vỗ. Nơi đây, biển khơi ăn sâu vào đất liền, những cánh rừng thông bạt ngàn vươn mình ra biển cả. Những bãi cát dài như dải lụa, bãi tắm đẹp tuyệt vời với làn nước trong xanh nối liền khu resort sang trọng với thảm cỏ xanh mướt.

Tương truyền Bãi Lữ là nơi Vua An Dương Vương buộc phải tuốt kiếm chém Mỵ Châu trước khi trầm mình xuống biển

Đi ra khỏi khu du lịch không xa, du khách đã có thể hòa mình vào cuộc sống của những người dân thuần phác, chân tình. Nằm rải rác quanh đó là những ngôi đền thiêng gắn liền với tên tuổi những nhân vật lịch sử một thời như An Dương Vương, Mỵ Châu, các công chúa nhà Hồ… Đó là nơi “lọc trong” tâm hồn du khách, đem đến cho họ những phút tĩnh tại suy ngẫm sâu xa về vận nước, phận người…

Một Đà Lạt trên biển

Một Bãi Lữ hoang vu, vắng vẻ ngày trước đã trở thành một điểm đến thú vị, đúng như trong câu chuyện nàng Lọ lem biến thành công chúa. Nơi đây đã mọc lên một resort cao cấp 4 sao với các căn biệt thự được bố trí theo nhiều hướng: hướng núi, hướng biển, hướng vườn…, giúp bạn tận hưởng được mọi cảnh quan kỳ vĩ của thiên nhiên. Từ chính căn phòng của mình, qua cánh cửa kính trong suốt hướng ra biển, bạn cũng có thể ngắm được khoảnh khắc bình minh tuyệt vời nhất: lúc mặt trời đỏ rực nhô lên từ làn nước biển xanh thẳm và cả một “rừng” buồm lô xô trên biển một cách yên bình.


Một bên là ngọn núi Lữ Sơn, một bên là biển trong xanh hiền hòa cùng bãi cát trải dài – thoải mái để có thể chơi các môn thể thao hay các trò chơi “đồng đội

Biển Bãi Lữ được chia thành hai khu vực là bãi tắm Châu Sa và bãi tắm Tiên. Biển lúc nào cũng trong xanh, sóng nhè nhẹ, bãi cát trải dài nên rất thoải mái để chơi bóng chuyền bãi biển, bóng đá, kéo co, nhảy bao bố… Bạn cũng có thể chọn xe đạp đôi thong dong ngắm Bãi Lữ thơ mộng trong ánh hoàng hôn.

Không chỉ là nơi “sóng biển” với “cổng trời” gặp nhau, Bãi Lữ đang tiếp tục được xây dựng thành khu du lịch đa năng cao cấp với casino, sân bay trực thăng, sân golf, nhạc nước, Bảo tàng hải dương học, Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ và Quần thể văn hóa thể thao…Đi du lich cua lo nên ghe qua Bãi lữ để ngắm cảnh nơi đây

Sau chặng đường dài đến Bãi Lữ, những kỳ vọng của bạn chắc chắn sẽ được đền đáp.

* Biệt thự ven đồi: Gồm 2 biệt thự. Mỗi biệt thự có 28 phòng nghỉ.

* Biệt thự ven biển: Là một khu nghỉ dưỡng được thiết kế với những ngôi biệt thự biệt lập, liền kề, được bố trí hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên. Lấy điểm nhấn hướng về thiên nhiên, tất cả các phòng nghỉ được bố trí có hướng nhìn ra biển. Mỗi phòng nghỉ trong khu biệt thự biệt lập nằm gọn trong hệ thống cây xanh, thảm cỏ, sân vườn.

* Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni: là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn. Nằm về phía Tây Nam của khu du lịch, tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật được đặt lưng chừng núi, ở độ cao khoảng 41m so với mặt nước biển.

* Tượng Cá Ông: Tượng của một con cá voi với hai cái ngà rất dài nằm hướng ra biển. Theo dân quanh vùng thì vào năm 2001, có một con cá voi (người dân địa phương gọi là cá Ông) rất lớn bị chết và trôi dạt vào chính vùng biển Bãi Lữ này.

* Cổng đá Bãi Lữ: Mỗi bên cổng được dựng bởi 2 hòn đá to trông xa xa như những cánh buồm trôi lơ lững ở vùng biển Lữ Sơn những lúc bình minh nắng toả.

* Đèo Lữ Sơn: Là một địa danh nằm trong khu di lịch Bãi Lữ. Trước khi vào trung tâm khu du lịch sẽ đi qua đèo Lữ Sơn.

* Nhà hàng Châu Sa: Nằm ở vị trí trung tâm ở giữa khu nghỉ dưỡng ven biển. Nhà hàng Châu Sa chuyên dành cho đối tượng khách VIP và khách nghỉ tại khu biệt thự ven biển, có thể phục vụ cùng lúc hơn 300 người. Ẩm thực ở đây rất đa dạng với các món ăn Âu, Á , Việt Nam…. 

 * Nhà hàng Hoa Biển: Nằm ở hướng Bắc của khu du lịch, được bố trí gần biển, nằm ở vị trí đẹp, thoáng mát. Đây là nhà hàng dành cho những khách không thuê phòng nghỉ tại khu du lịch.

Nguồn: Tổng hợp

KHÁCH SẠN CÙNG HẠNG

Most Popular

Recent Comments